Từ gần 90 năm nay, nhà hát Stepan Alikhanyan – một trong những nhà hát múa rối công lập đầu tiên của quốc gia này, vẫn nỗ lực không ngừng để gìn giữ loại hình nghệ thuật này.

Lựa chọn các nghệ nhân tâm huyết là cách để nhà hát duy trì và phát huy nghệ thuật múa rối truyền thống.

Cốt lõi của nó nằm ở bàn tay điêu luyện của ông Ashot Edigaryan, 66 tuổi, một nghệ nhân múa rối bậc thầy đã cống hiến hết mình để duy trì nghệ thuật này.

Tạo ra các con rối, chế tác đồ trang trí cho sân khấu…, đối với ông Edigaryan, múa rối chính là niềm đam mê của ông.

Ông Ashot Edigaryan tâm sự: "Tôi thích gỗ, mùi hương và cách bạn làm việc với nó".

Ông Edigaryan là một trong số ít nghệ nhân múa rối ở Gyumri được nhà hát 89 tuổi chào đón với mong muốn ông sẽ mang lại hơi thở mới cho các cuộc biểu diễn trong khi vẫn giữ được nét đặc trưng của nghệ thuật múa rối truyền thống.

Bà Armenuhi Manukyan - Giám đốc nhà hát múa rối – cho biết: "Cách đây 5 đến 6 năm, tôi được bổ nhiệm làm giám đốc nhà hát, tôi đã cùng toàn bộ các nhân viên nhà hát bắt tay vào một sứ mệnh đó là phát triển nhà hát xoay quanh một ý tưởng trung tâm. Nhà hát này có ý nghĩa lịch sử to lớn vì là nhà hát múa rối nhà nước đầu tiên của Armenia."

Từ những con rối như công chúa, hoàng tử cho đến những gốc cây với nhưng chú chim, nghệ nhân múa rối Ashot Edigaryan chính là bộ óc sáng tạo đứng đằng sau những thay đổi này.

Ông Ashot Edigaryan cho biết: "Những con rối truyền tình yêu thương đến trẻ em và lòng tốt đối với thế giới. Chương trình múa rối yêu thích nhất của tôi là "Tìm thấy một giấc mơ". Tôi thậm chí còn có cơ hội được đóng vai ông nội".

Ở hậu trường, những con rối biểu diễn được treo trên móc, trong số đó có con rối cổ nhất từ năm 1937.

Nhiều con rối cũ không còn được sử dụng trong các buổi biểu diễn và nhà hát đã quyết định trưng bày tại bảo tàng. Một số thì được trưng bày ngày tiền sảnh tầng một nhà hát, coi đây là cách giới thiệu lịch sử phong phú của nghệ thuật múa rối truyền thống của Armenia một cách hữu hình.